Họ Phạm làng Đông Ngạc

Họ Phạm làng Đông Ngạc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Họ Phạm làng Đông Ngạc (làng Vẽ cổ), xã Đông Ngạc, huyện Từ LiêmHà Nội, hình thành từ cuối thời nhà Trần (thế kỷ thứ 14). Thuỷ tổ là cụ Phạm Húng (khoảng năm 1345).

Căn cứ vào những thư tịch Hán Nôm hiện còn lưu giữ được như: Phạm tộc phả kýPhạm tộc gia phảĐông Ngạc Phạm tộc gia tiên… thì tổ tiên họ Phạm gốc ở Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay). Do những biến cố của lịch sử, có 3 anh em họ Phạm đầu tiên rời Ái Châu ra đinh sinh cơ lập nghiệp ở các nơi: một người về Đôn Thư (Thanh Oai – Hà Tây), một người về Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) và một người về Đông Ngạc (Từ Liêm – Hà Nội). Con cháu của họ di cư, lập nghiệp trên khắp toàn quốc, trong đó có một nhánh họ Phạm ở Hải Phòng. (Về chi họ Phạm ở Hải Phòng, vì chưa đủ tài liệu nên chưa thể hoàn thành, sẽ tiếp tục được nghiên cứu). Trải quan trên 600 năm, dòng họ Phạm làng Đông Ngạc đã phát triển tới 16 chi (Đại tôn), thuộc hai hàng Giáp, Ất và qua 22 thế hệ con cháu.

Tổ tiên họ Phạm rất nghèo nhưng hiếu học, trọng đạo nghĩa, đã mở đầu truyền thống học giỏi, đỗ cao và thanh liêm, có nhiều công lao đóng góp cho đất nước xóm làng. Dòng họ này thời phong kiến đã có 9 Tiến sĩ (trong đó có 1 Bảng nhãn, 1 Hoàng giáp) và 2 Sĩ vọng.

Phạm Thọ Lý (1610-1685) và Phạm Quang Dung (1675-1739) được thờ là Hậu thần tại bái đường đình làng Đông Ngạc vì đã có nhiều công lao với nước, với dân. Phạm Quang Dung đỗ Tiến sĩ năm Bính Tuất (1706). Ông đã từng làm Chánh sứ Trung Quốc năm Nhâm Tý (1732), làm quan tới chức Công bộ Thượng thư, Lệ quận công.

Phạm Quang Trạch, đỗ bảng nhãn khoa thi năm Quý Hợi (1683), đã từng giữ chức Lễ bộ hữu thị lang, tác giả cuốn Nam chưởng kỷ lục về mối bang giao giữa Đại Việt và Ai Lao.

Phạm Gia Chuyên (1791-1862), cháu 5 đời của Bảng nhãn Phạm Quang Trạch, cháu 4 đời của Tiến sĩ Phạm Nguyên Ninh, đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm 1832. Ông làm quan thời nhà Nguyễn, đã từng giữ các chức Tri phủ Kiến Xương (Thái Bình), Lễ bộ viên ngoại lang, Đốc học tỉnh Ninh Bình, Tự nghiệp Quốc tử giám. Ông tham gia soạn cuốn Quốc sử lược biên.

Trong thời hiện đại, nhiều người trong họ đã thành đạt, trong đó có Trung tướng GS-TS Phạm Gia Khánh (Giám đốc Học viện Quân y), GS-TS Phạm Gia Khải (Viện trưởng Viện Tim mạch), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm là một hậu duệ đời thứ 17 chi Ất[1].

Con cháu của dòng họ này đã lưu giữ được gần như là trọn vẹn các bản gia phả, tộc phả được bảo quản tại Viện Hán Nôm và trong các gia đình từ đời thứ nhất đến đời thứ 19.

[sửa]Tham khảo

  • Tộc phả Họ Phạm – Đông Ngạc, Quyển 1. (Dịch xong ngày 15 tháng 9 năm 2005)

About phucchau

khám phá và tìm đến căn nguyên của vấn đề là đặc tính quí báu đi cùng với khổ đau, vất vả.
Bài này đã được đăng trong Uncategorized. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này